ANH KHÔNG THỂ BÊN EM...
(Truyện ngắn) Tôi đã như chết đi vào cái buổi sáng thấy em bước ra khỏi nhà Lâm. Đó là lí do tôi quyết định đi xa nơi đó. Còn em hỏi tại sao ư? Vì em là cô gái luôn xuất hiện với những nỗi đau và làm đau người khác...
Tôi là một đứa con gái ít được lòng mọi người, đúng hơn là tôi không thích hầu hết mọi người, chỉ trừ một số ít. Tôi cô độc. Đàn ông mà tôi thích chỉ có hai khả năng: hoặc anh ta rất thông minh hoặc vô cùng tinh tế.
Lần đầu tiên gặp Phong là cái hôm tôi lao đến công ty anh ta tìm người để trao đổi thêm về dự án PR thương hiệu do tôi phụ trách. Phong lúc ấy lướt qua tôi đang chới với cùng chồng tài liệu cao ngất trên tay, nhìn một ánh nhìn rất điềm tĩnh, có lẽ hầu hết đàn ông thành công đều nhìn người khác như vậy. Phong đẹp trai và cả... rất rất thông minh.
Đã từ lâu tôi không có cảm giác yêu một ai đó dù khao khát được yêu thương trong tôi luôn chờ dịp bùng cháy lên. Bố mẹ ly hôn năm tôi 12 tuổi, tôi ở cùng mẹ - một người mẹ đổi thay đến nỗi tôi chẳng còn nhận ra chút yêu thương nào ở bà. Mẹ trở nên nóng tính và cáu gắt, thường trút lên tôi những trận đòn tê dại bằng móc áo, bằng roi nứa,... nhiều vô kể.
Tôi có khả năng chịu đựng vượt ngoài tưởng tượng và những vết thương cũng lành đi vô cùng mau chóng, chỉ mất vài ngày, nhiều lắm thì một tuần. Tôi lì lợm trước những đòn roi, hoặc im lặng, hoặc cười khiêu khích với mẹ mình, đúng là một đứa con bất hiếu. Thủy - đứa bạn duy nhất hiểu tôi từng bảo: "An à, mày như là cây nấm mọc dại, nhìn tưởng không nguy hiểm nhưng độc chết người". Nó nói đúng, bởi bất cứ ai không thể đồng điệu với nỗi cô độc của mình đều bị vỏ bọc của tôi làm tổn thương đến tê dại tâm can.
Nhận ra mình dường như xa lánh hầu hết tất cả từ khi bắt đầu biết suy nghĩ, tôi đã âm thầm chịu đựng những tổn thương suốt bao nhiêu năm qua. Lần ấy năm 14 tuổi, lớp tôi được giao thành một dàn đồng ca cho sự kiện khen thưởng của trường. Mỗi tan học đều tập, những câu hát chán ngắt ngứ, giọng hát như cố gắng nhưng mệt mỏi, ai cũng muốn được về nhà, muốn ăn trưa, muốn ngủ. Đột nhiên tôi cười khúc khích, đến lượt thứ 5 để mọi người tập lại, cô giáo không nén nổi tức giận thẳng tay bạt tai tôi:
- An, đây là bài hát đòi hỏi khí thế, sao có thể mang ra cười cợt.
Tôi nhớ đó là giọt nước mắt đầu tiên và gần như cuối cùng cho sự cô độc bủa vây trước mặt người khác. Bắt đầu từ cái ngày công diễn tiết mục đó, trong hội trường, vị trí dành cho lớp tôi trống đúng 49 ghế, chỉ có duy nhất mình tôi, tôi không ngồi sát vào lớp khác để tránh sự đơn lẻ của mình mà ngồi chính giữa như khiêu khích những con mắt hiếu kì, những xầm xì bàn tán. Bắt đầu từ ngày đó, tôi dần lãnh cảm với ánh mắt người ta nhìn mình hay những gì người ta nghĩ về tôi. Là phù du, tôi đã dẫm đạp lên để sống đàng hoàng hơn rất nhiều những người từng dè bỉu, dù tôi một mình, dù tôi cô độc, dù tôi... không bao giờ dám đưa tay để kéo người mình thích lại gần mình thêm chút nữa để xoa dịu những khao khát yêu thương.
Tôi đã yêu Phong, tôi không phủ nhận điều đó. Từ ngày bước chân vào thành phố này, Phong là người duy nhất khiến tôi rung động, rung động mạnh mẽ. Tôi không phải một người có khả năng vượt trội nhưng tôi tham vọng và tôi khinh ghét những gã trai tầm thường hơn bản thân mình. Phong xem chừng đối xử rất tốt với tôi, nhưng có lẽ không phải yêu. Lần đó tôi lại đến công ty Phong, người được cử trao đổi với tôi rất vội vàng, Phong lại chạy qua, họ đang chuẩn bị bữa tiệc mừng quản lí mới, Phong ghé sát lại:
- An cùng đi nhé!
Hai người cuối cùng bước vào thang máy là tôi và Phong. Đến tầng thứ ba mươi, Phong nắm nhẹ bàn tay tôi, rồi ve vuốt chúng, một sự tinh tế vô cùng như biết tôi nghĩ gì, rồi nhón chân hôn lên trán thì là lúc xuống tầng cuối cùng. Phong thả tay tôi, tôi đã từ chối đến bữa tiệc cùng đồng nghiệp của anh, Phong ra trước nhưng lạ lùng, thậm chí không nói tạm biệt tôi. Tôi nhìn tay mình, chút mồ hôi âm ẩm rịn ra, tôi quệt chúng lên chiếc váy lụa thật đẹp mà chính Phong đã mua tặng mình.
Tôi về, đêm rồi. Đêm, lại ở thành phố, lại sống một mình, sợ nhất là mất ngủ. Đêm nay tôi mất ngủ, vì vết quệt xe ở chân lúc từ công ty Phong về. Có lẽ vì vết thương lòng. Tôi ve vuốt lên cánh tay mình, nghe thấy âm thanh của sự cô độc. Tiết thể dục năm lớp 11 ấy, tôi cũng bị thương, đã lén lút rời khỏi hàng ngũ mà không báo cáo vì sợ thầy giáo nhìn thấy vết thương ở chân mình, rồi sau đó bị phát hiện và kỉ luật, vốn chẳng được lòng ai, lỗi nhỏ không dung thứ nổi đã bị đánh hạnh kiểm, phải giáo dục bổ túc trong hè mới được lên lớp. Tôi ra ngoài thì đã thấy Lâm chờ sẵn trên con xe đạp cũ kĩ anh đã phóng gần 10km đến để đón tôi.
Hình như tôi không yêu Lâm, nhưng tôi quen ở cạnh anh. Lâm có một quán sửa xe cách nhà tôi 5 con phố, anh thường ít nói mà hình như tôi chẳng muốn nói nhiều với anh. Cuộc sống của anh đã là cố định, không tài nào tiến lên được nữa. Buổi đó chúng tôi đi với nhau đến tận chiều, mẹ lại nổi cơn thịnh nộ. Lúc ấy tôi mới nhớ hôm nay là ngày bố tôi tái hôn. Chưa bao giờ mẹ đánh tôi kinh sợ như thế. Nhưng tôi vẫn im lặng và cười, đến lúc không cười nổi nữa, mẹ vẫn vụt, rồi gào lên: "Mày khóc đi, tao sẽ tha cho mày. Mày van xin đi, tao sẽ không đánh mày nữa. Con quỷ, con quỷ!". Những thanh roi trúc rời khỏi tay mẹ, vỡ nát. Tôi bật lao ra khỏi căn buồng tối, chạy đến nỗi hai gót chân be bét máu qua năm con phố để tìm Lâm.
Đêm đó tôi đã không thể nào ngủ được. Những vệt roi dù đã được mẹ Lâm sức thuốc vẫn hằn lên trên cơ thể và trong tim tôi, đau nhức nhối. Tôi mở cửa phòng Lâm, đến sát giường Lâm, thì thầm:
- Lâm, anh ngủ chưa?
Lâm nhổm dậy:
- Em sao vậy?
- Em đau quá! - rồi tôi bật khóc. Lâm vặn to ngọn đèn vàng nhợt, khẽ khàng lật áo tôi lên:
- Để anh xem.
Đó là lần đầu tiên tôi phô lưng mình trước một người đàn ông. Tôi khép mi để những giọt nước mắt lăn tràn qua hai phía, Lâm khẽ khàng hôn lên những vết thương đó, tôi phải nín thở mới có thể cảm nhận sự ngọt ngào của những nụ hôn, tôi thấy mình bớt đau và mong những nụ hôn không bao giờ ngừng lại. Suốt bao năm qua, tôi đã luôn khát khao những nụ hôn như thế. Những nụ hôn có thể khỏa lấp nỗi cô đơn và giảm thiểu tối đa thương tổn...
Trở lại với mối quan hệ giữa tôi và Phong, từ khi biết anh, trong lòng tôi khát khao được gắn bó với một mái ấm. Tôi có nói với Thủy, cô bảo:
- "Hốt" thôi!
- Nhưng người ta xem chừng không muốn.
- Không muốn? - Thủy kinh ngạc: - Có đứa con trai nào mày để ý lại không bị mày thu hút hả An?
- Phải. Vậy mà cái tay này lại thế đấy.
Suy luận của tôi không phải không có lí do. Ngoài cái nắm tay và nụ hôn hôm đó, Phong không hề đả động chuyện chi. Những gã đàn ông thường thường không mấy tốt đẹp hay nhìn ánh mắt tôi, bờ môi tôi và cả thân hình tôi như muốn lao vào mà cắn xé. Tôi ghê tởm điều đó. Tôi vẫn tìm một người đàn ông như tôi mong muốn từ ngày ra thành phố học. Tôi biết mình không mơ hão bởi ước mong đó ngày qua tháng qua năm vẫn nguyên vẹn.
Tôi lên đại học, tốt nghiệp rồi ở lại luôn, ngày tôi đi cũng là ngày mẹ tái hôn, mẹ dịu dàng đi nhiều lần như mẹ của ngày xưa nhưng tôi chẳng còn nhận ra nổi nữa. Thì ra sự cô độc cũng khiến người ta khác xa mình đến vậy. Chính vì thế mà tôi càng khao khát. Người đàn ông ấy, theo tưởng tượng của tôi, thường xuất hiện với jeans đen và sơ mi trắng, đầu đinh, đứng chỗ tôi đang lẳng lặng đi lên cầu hóng gió. Vậy mà lúc Phong đến, cũng là jeans và sơ mi trắng, tôi lại chẳng thể lại gần anh.
Phong thích chút lãng mạn cổ điển, hay đưa tôi đến những nhà hàng kiểu Pháp, tôi thích điều đó. Phong bảo anh yêu cái cảm giác đến đây, để đôi lúc tìm cho mình "một nỗi buồn thật đẹp". Tôi say đắm trong ánh mắt Phong. Anh không chỉ thông minh mà còn đặc biệt tinh tế, tự tiếc sao mình không gặp Phong sớm hơn, vào cái thuở anh dễ dàng rung động hơn bây giờ, tôi sẽ có cách buộc tim anh nơi mình. Chúng tôi vẫn thường có những buổi hẹn hò, nhưng không phải của những kẻ yêu nhau...
Tối đó về, Phong lững thững bước trước tôi trên cầu, thong thả, chậm rãi, hệt trong giấc mơ tôi. Rồi Phong hỏi tôi muốn gì, tôi không trả lời mà chỉ nhìn Phong kiên định:
- Hôn em đi!
Phong không hôn mà ôm vai tôi khẽ khàng, nói tôi hãy tìm một người để gắn bó. Tôi cười:
- Anh hãy giới thiệu cho em một người. Người như anh...
Phong giới thiệu thật. Tối đó là sinh nhật con gái anh, Phong nhờ tôi chọn hộ một món đồ chơi. Đó là con búp bê tóc vàng óng ả, một món quà mà bất cứ bé gái nào đều ao ước. Nhìn cái cách tôi ôm nó trong lòng, Phong hỏi khẽ:
- Chắc lúc bé em từng rất khao khát nó.
Không, không búp bê, không yêu thương, không có những nụ hôn. Chỉ có những đêm tôi ngồi vuốt ve cánh tay mình để nghe âm thanh của sự cô độc. Nhưng tôi không nói, chỉ lắc đầu với Phong. Phong dẫn tôi đến một nơi, tôi liếc thấy một gã đàn ông mập mạp, râu quai nón cùng một người phụ nữ trung niên đợi sẵn. Tôi ngơ ngác nhìn Phong, anh điềm tĩnh:
- Người có thể gắn bó với em!
Tôi lắc lắc, rồi vùng bỏ chạy. Phong đuổi theo, hụt hơi:
- An, em sao vậy?
Tôi òa khóc:
- Tại sao không thể là em? Tại sao? Tại sao?
Phong giằng tay tôi:
- Tôi đã như chết đi vào cái buổi sáng thấy em bước ra khỏi nhà Lâm. Đó là lí do tôi quyết định đi xa nơi đó. Còn em hỏi tại sao ư? Vì em là cô gái luôn xuất hiện với những nỗi đau và làm đau người khác...
Tôi lặng người nhìn bóng Phong xa khuất, chợt nhớ một chàng trai khóa trên cái thuở tôi 17 thường gây những rắc rối nho nhỏ khi bám riết tôi, lời của Thủy lại văng vẳng bên tai:
- Mày chia tay Lâm đi, anh ấy quá bình thường và không dành cho mày.
Thủy không biết Lâm đã kết hôn vào cái ngày tôi lên Hà Nội, vì tôi, là cô gái luôn xuất hiện với những nỗi đau...
Tôi là một đứa con gái ít được lòng mọi người, đúng hơn là tôi không thích hầu hết mọi người, chỉ trừ một số ít. Tôi cô độc. Đàn ông mà tôi thích chỉ có hai khả năng: hoặc anh ta rất thông minh hoặc vô cùng tinh tế.
Lần đầu tiên gặp Phong là cái hôm tôi lao đến công ty anh ta tìm người để trao đổi thêm về dự án PR thương hiệu do tôi phụ trách. Phong lúc ấy lướt qua tôi đang chới với cùng chồng tài liệu cao ngất trên tay, nhìn một ánh nhìn rất điềm tĩnh, có lẽ hầu hết đàn ông thành công đều nhìn người khác như vậy. Phong đẹp trai và cả... rất rất thông minh.
Đã từ lâu tôi không có cảm giác yêu một ai đó dù khao khát được yêu thương trong tôi luôn chờ dịp bùng cháy lên. Bố mẹ ly hôn năm tôi 12 tuổi, tôi ở cùng mẹ - một người mẹ đổi thay đến nỗi tôi chẳng còn nhận ra chút yêu thương nào ở bà. Mẹ trở nên nóng tính và cáu gắt, thường trút lên tôi những trận đòn tê dại bằng móc áo, bằng roi nứa,... nhiều vô kể.
Tôi có khả năng chịu đựng vượt ngoài tưởng tượng và những vết thương cũng lành đi vô cùng mau chóng, chỉ mất vài ngày, nhiều lắm thì một tuần. Tôi lì lợm trước những đòn roi, hoặc im lặng, hoặc cười khiêu khích với mẹ mình, đúng là một đứa con bất hiếu. Thủy - đứa bạn duy nhất hiểu tôi từng bảo: "An à, mày như là cây nấm mọc dại, nhìn tưởng không nguy hiểm nhưng độc chết người". Nó nói đúng, bởi bất cứ ai không thể đồng điệu với nỗi cô độc của mình đều bị vỏ bọc của tôi làm tổn thương đến tê dại tâm can.
Nhận ra mình dường như xa lánh hầu hết tất cả từ khi bắt đầu biết suy nghĩ, tôi đã âm thầm chịu đựng những tổn thương suốt bao nhiêu năm qua. Lần ấy năm 14 tuổi, lớp tôi được giao thành một dàn đồng ca cho sự kiện khen thưởng của trường. Mỗi tan học đều tập, những câu hát chán ngắt ngứ, giọng hát như cố gắng nhưng mệt mỏi, ai cũng muốn được về nhà, muốn ăn trưa, muốn ngủ. Đột nhiên tôi cười khúc khích, đến lượt thứ 5 để mọi người tập lại, cô giáo không nén nổi tức giận thẳng tay bạt tai tôi:
- An, đây là bài hát đòi hỏi khí thế, sao có thể mang ra cười cợt.
Tôi nhớ đó là giọt nước mắt đầu tiên và gần như cuối cùng cho sự cô độc bủa vây trước mặt người khác. Bắt đầu từ cái ngày công diễn tiết mục đó, trong hội trường, vị trí dành cho lớp tôi trống đúng 49 ghế, chỉ có duy nhất mình tôi, tôi không ngồi sát vào lớp khác để tránh sự đơn lẻ của mình mà ngồi chính giữa như khiêu khích những con mắt hiếu kì, những xầm xì bàn tán. Bắt đầu từ ngày đó, tôi dần lãnh cảm với ánh mắt người ta nhìn mình hay những gì người ta nghĩ về tôi. Là phù du, tôi đã dẫm đạp lên để sống đàng hoàng hơn rất nhiều những người từng dè bỉu, dù tôi một mình, dù tôi cô độc, dù tôi... không bao giờ dám đưa tay để kéo người mình thích lại gần mình thêm chút nữa để xoa dịu những khao khát yêu thương.
Tôi đã yêu Phong, tôi không phủ nhận điều đó. Từ ngày bước chân vào thành phố này, Phong là người duy nhất khiến tôi rung động, rung động mạnh mẽ. Tôi không phải một người có khả năng vượt trội nhưng tôi tham vọng và tôi khinh ghét những gã trai tầm thường hơn bản thân mình. Phong xem chừng đối xử rất tốt với tôi, nhưng có lẽ không phải yêu. Lần đó tôi lại đến công ty Phong, người được cử trao đổi với tôi rất vội vàng, Phong lại chạy qua, họ đang chuẩn bị bữa tiệc mừng quản lí mới, Phong ghé sát lại:
- An cùng đi nhé!
Hai người cuối cùng bước vào thang máy là tôi và Phong. Đến tầng thứ ba mươi, Phong nắm nhẹ bàn tay tôi, rồi ve vuốt chúng, một sự tinh tế vô cùng như biết tôi nghĩ gì, rồi nhón chân hôn lên trán thì là lúc xuống tầng cuối cùng. Phong thả tay tôi, tôi đã từ chối đến bữa tiệc cùng đồng nghiệp của anh, Phong ra trước nhưng lạ lùng, thậm chí không nói tạm biệt tôi. Tôi nhìn tay mình, chút mồ hôi âm ẩm rịn ra, tôi quệt chúng lên chiếc váy lụa thật đẹp mà chính Phong đã mua tặng mình.
Tôi về, đêm rồi. Đêm, lại ở thành phố, lại sống một mình, sợ nhất là mất ngủ. Đêm nay tôi mất ngủ, vì vết quệt xe ở chân lúc từ công ty Phong về. Có lẽ vì vết thương lòng. Tôi ve vuốt lên cánh tay mình, nghe thấy âm thanh của sự cô độc. Tiết thể dục năm lớp 11 ấy, tôi cũng bị thương, đã lén lút rời khỏi hàng ngũ mà không báo cáo vì sợ thầy giáo nhìn thấy vết thương ở chân mình, rồi sau đó bị phát hiện và kỉ luật, vốn chẳng được lòng ai, lỗi nhỏ không dung thứ nổi đã bị đánh hạnh kiểm, phải giáo dục bổ túc trong hè mới được lên lớp. Tôi ra ngoài thì đã thấy Lâm chờ sẵn trên con xe đạp cũ kĩ anh đã phóng gần 10km đến để đón tôi.
Hình như tôi không yêu Lâm, nhưng tôi quen ở cạnh anh. Lâm có một quán sửa xe cách nhà tôi 5 con phố, anh thường ít nói mà hình như tôi chẳng muốn nói nhiều với anh. Cuộc sống của anh đã là cố định, không tài nào tiến lên được nữa. Buổi đó chúng tôi đi với nhau đến tận chiều, mẹ lại nổi cơn thịnh nộ. Lúc ấy tôi mới nhớ hôm nay là ngày bố tôi tái hôn. Chưa bao giờ mẹ đánh tôi kinh sợ như thế. Nhưng tôi vẫn im lặng và cười, đến lúc không cười nổi nữa, mẹ vẫn vụt, rồi gào lên: "Mày khóc đi, tao sẽ tha cho mày. Mày van xin đi, tao sẽ không đánh mày nữa. Con quỷ, con quỷ!". Những thanh roi trúc rời khỏi tay mẹ, vỡ nát. Tôi bật lao ra khỏi căn buồng tối, chạy đến nỗi hai gót chân be bét máu qua năm con phố để tìm Lâm.
Đêm đó tôi đã không thể nào ngủ được. Những vệt roi dù đã được mẹ Lâm sức thuốc vẫn hằn lên trên cơ thể và trong tim tôi, đau nhức nhối. Tôi mở cửa phòng Lâm, đến sát giường Lâm, thì thầm:
- Lâm, anh ngủ chưa?
Lâm nhổm dậy:
- Em sao vậy?
- Em đau quá! - rồi tôi bật khóc. Lâm vặn to ngọn đèn vàng nhợt, khẽ khàng lật áo tôi lên:
- Để anh xem.
Đó là lần đầu tiên tôi phô lưng mình trước một người đàn ông. Tôi khép mi để những giọt nước mắt lăn tràn qua hai phía, Lâm khẽ khàng hôn lên những vết thương đó, tôi phải nín thở mới có thể cảm nhận sự ngọt ngào của những nụ hôn, tôi thấy mình bớt đau và mong những nụ hôn không bao giờ ngừng lại. Suốt bao năm qua, tôi đã luôn khát khao những nụ hôn như thế. Những nụ hôn có thể khỏa lấp nỗi cô đơn và giảm thiểu tối đa thương tổn...
Trở lại với mối quan hệ giữa tôi và Phong, từ khi biết anh, trong lòng tôi khát khao được gắn bó với một mái ấm. Tôi có nói với Thủy, cô bảo:
- "Hốt" thôi!
- Nhưng người ta xem chừng không muốn.
- Không muốn? - Thủy kinh ngạc: - Có đứa con trai nào mày để ý lại không bị mày thu hút hả An?
- Phải. Vậy mà cái tay này lại thế đấy.
Suy luận của tôi không phải không có lí do. Ngoài cái nắm tay và nụ hôn hôm đó, Phong không hề đả động chuyện chi. Những gã đàn ông thường thường không mấy tốt đẹp hay nhìn ánh mắt tôi, bờ môi tôi và cả thân hình tôi như muốn lao vào mà cắn xé. Tôi ghê tởm điều đó. Tôi vẫn tìm một người đàn ông như tôi mong muốn từ ngày ra thành phố học. Tôi biết mình không mơ hão bởi ước mong đó ngày qua tháng qua năm vẫn nguyên vẹn.
Tôi lên đại học, tốt nghiệp rồi ở lại luôn, ngày tôi đi cũng là ngày mẹ tái hôn, mẹ dịu dàng đi nhiều lần như mẹ của ngày xưa nhưng tôi chẳng còn nhận ra nổi nữa. Thì ra sự cô độc cũng khiến người ta khác xa mình đến vậy. Chính vì thế mà tôi càng khao khát. Người đàn ông ấy, theo tưởng tượng của tôi, thường xuất hiện với jeans đen và sơ mi trắng, đầu đinh, đứng chỗ tôi đang lẳng lặng đi lên cầu hóng gió. Vậy mà lúc Phong đến, cũng là jeans và sơ mi trắng, tôi lại chẳng thể lại gần anh.
Phong thích chút lãng mạn cổ điển, hay đưa tôi đến những nhà hàng kiểu Pháp, tôi thích điều đó. Phong bảo anh yêu cái cảm giác đến đây, để đôi lúc tìm cho mình "một nỗi buồn thật đẹp". Tôi say đắm trong ánh mắt Phong. Anh không chỉ thông minh mà còn đặc biệt tinh tế, tự tiếc sao mình không gặp Phong sớm hơn, vào cái thuở anh dễ dàng rung động hơn bây giờ, tôi sẽ có cách buộc tim anh nơi mình. Chúng tôi vẫn thường có những buổi hẹn hò, nhưng không phải của những kẻ yêu nhau...
Tối đó về, Phong lững thững bước trước tôi trên cầu, thong thả, chậm rãi, hệt trong giấc mơ tôi. Rồi Phong hỏi tôi muốn gì, tôi không trả lời mà chỉ nhìn Phong kiên định:
- Hôn em đi!
Phong không hôn mà ôm vai tôi khẽ khàng, nói tôi hãy tìm một người để gắn bó. Tôi cười:
- Anh hãy giới thiệu cho em một người. Người như anh...
Phong giới thiệu thật. Tối đó là sinh nhật con gái anh, Phong nhờ tôi chọn hộ một món đồ chơi. Đó là con búp bê tóc vàng óng ả, một món quà mà bất cứ bé gái nào đều ao ước. Nhìn cái cách tôi ôm nó trong lòng, Phong hỏi khẽ:
- Chắc lúc bé em từng rất khao khát nó.
Không, không búp bê, không yêu thương, không có những nụ hôn. Chỉ có những đêm tôi ngồi vuốt ve cánh tay mình để nghe âm thanh của sự cô độc. Nhưng tôi không nói, chỉ lắc đầu với Phong. Phong dẫn tôi đến một nơi, tôi liếc thấy một gã đàn ông mập mạp, râu quai nón cùng một người phụ nữ trung niên đợi sẵn. Tôi ngơ ngác nhìn Phong, anh điềm tĩnh:
- Người có thể gắn bó với em!
Tôi lắc lắc, rồi vùng bỏ chạy. Phong đuổi theo, hụt hơi:
- An, em sao vậy?
Tôi òa khóc:
- Tại sao không thể là em? Tại sao? Tại sao?
Phong giằng tay tôi:
- Tôi đã như chết đi vào cái buổi sáng thấy em bước ra khỏi nhà Lâm. Đó là lí do tôi quyết định đi xa nơi đó. Còn em hỏi tại sao ư? Vì em là cô gái luôn xuất hiện với những nỗi đau và làm đau người khác...
Tôi lặng người nhìn bóng Phong xa khuất, chợt nhớ một chàng trai khóa trên cái thuở tôi 17 thường gây những rắc rối nho nhỏ khi bám riết tôi, lời của Thủy lại văng vẳng bên tai:
- Mày chia tay Lâm đi, anh ấy quá bình thường và không dành cho mày.
Thủy không biết Lâm đã kết hôn vào cái ngày tôi lên Hà Nội, vì tôi, là cô gái luôn xuất hiện với những nỗi đau...
Blog Truyện ngắn
Truyện ngắn sưu tập từ nhiều nguồn khác nhau.
Truyện ngắn sưu tập từ nhiều nguồn khác nhau.
Comments
Post a Comment